Đa phần những loại quạt điện dù đắt hay rẻ đều hoạt động theo một nguyên lý và sơ đồ thống nhất. Sơ đồ ấy không phức tạp như mọi người nghĩ, nó khá đơn giản. Điều khó khăn ở đây là khi bị mất dấu thì nối dây thế nào?
Trước tiên cần nói rằng, quạt điện ngày nay đã khá rẻ và sử dụng tương đối bền. Khi hỏng động cơ hãy mua mới, đó là cách tốt nhất.
Tuy nhiên, nếu vậy thì không có lý do gì để tôi viết bài này. Đối với những người có một chút kiến thức về kỹ thuật hoặc các bạn sinh viên đang đi học nghề. Tìm tòi sửa chữa quạt cũ hỏng vừa để tiết kiệm chi phí lại là cơ hội tuyệt vời để thực hành.
1. Cấu tạo động cơ của quạt điện
- Stator: là phần đứng yên bao gồm dây quấn và lõi thép. Lõi thép bao gồm các lá thép có độ dày 0,35-0,5mm ghép lại với nhau. Dây quấn có thể bằng nhôm hoặc đồng. Đa phần ở Việt Nam, Stator thường có 16 rãnh.
- Rotor: Là phần chuyển động, còn gọi là trục quay. Được cấu tạo từ các lá thép kỹ thuật
- Tụ điện: Đóng vai trò khởi động cho động cơ điện
- Bạc đạn: Là ổ giữ dầu bôi trơn giảm ma sát
- Bộ khung nhôm: tác dụng ghép nối Stator và Rotor.
2. Nguyên lý hoạt động
Để quạt chạy thì Stator được cung cấp một dòng điện xoay chiều. Dòng điện qua các bó dây quấn sẽ tạo thành một từ trường quay. Từ trường tác dụng với rotor khiến rotor quay theo chiều của từ trường.
3. Sơ đồ mạch điện của quạt
Hình 1: sơ đồ quạt điện với 3 công tắc
Giải thích sơ đồ
D2 là công tắc số 1- Mức quay nhỏ nhất
D3 là công tắc số 2- Mức quay trung bình
D4 là công tắc sô 3- Mức quay mạnh nhất
L0 là cuộn dây đề
L1, L2 là cuộn dây số
L3 là cuộn dây chạy
C là tụ điện. C=2mf đối với quạt B400 và C=1,5mf đối với quạt bàn B300
4. Cách đấu dây động cơ quạt với tụ điện
Khi mua một stator mới sẽ đi kèm chỉ dẫn của nhà sản xuất. Không có gì phải bàn trong trường hợp này. Giá stator hiện nay (11/2018) giao động trong khoảng 50.000-80.000đ, dành cho quạt B400.
Hình 2: Stator khi mua mới sẽ đi kèm với chỉ dẫn từ nhà sản xuất
Nhưng nếu cóp nhặt những linh kiện cũ còn dùng được để ráp vào thành một chiếc quạt. Lúc này sẽ bị mất dấu những dây điện. Đâu là dây D1, D2, D3, D4, D5 trong 5 dây màu xanh lá cây, vàng, hồng, xám, trắng kể trên? Xem hình minh họa.
Hình 3: Khi mất dấu những dây trong động cơ quạt
Dụng cụ cần có: Đồng hồ vạn năng, mỏ hàn, dây thiếc hàn.
Từ sơ đồ mạch điện ta thấy điện trở giữa D1 và D5 sẽ lớn nhất vì phải đi qua cả 4 cuộn dây L1, L2, L3, L4. Tiến hành đo điện trở của từng cặp dây trong tất cả 5 dây. Có tất cả 10 cặp dây cho 10 lần đo, các bạn lấy giấy bút ghi lại điện trở của từng lần đo để không bị quên.
Hai đầu dây nào có điện trở cao nhất thì đó chính là D1 và D5 (dây màu xanh lá và hồng). Đánh dấu 2 dây này lại.
Hình 4: Đánh dấu 2 sợi dây có điện trở cao nhất (dây D1, D5)
Hình 5: Nối 2 đầu dây đó với 2 đầu tụ
Phân biệt D1 với D5
Đo giữa 2 đầu con tụ, tức là 2 đầu dây D1 và D5 với 3 đầu dây còn lại. Kết quả ra cặp có điện trở lớn nhất thì đầu đó chính là D5 (dây màu xanh lá). Đầu dây D5 nối với tụ điện và nguồn 220V. Đầu dây vừa đo với D5 có điện trở lớn nhất là D2 (dây màu xám).
Hình 6: đánh dấu dây D2 màu xám bằng bút xóa
Lúc này chỉ còn 2 dây chưa phân biệt được là vàng và trắng.
Tiếp tục đo giữa dây D5 và 2 đầu dây còn lại. Kết nào có điện trở lớn hơn là dây D3, như trong hình là dây màu trắng. Chắc chắn dây vàng còn lại là dây D4 (số mạnh nhất).
Lưu ý: Nếu nối xong dây mà quạt quay ngược thì đổi lại vị trí dây D1 với D5, hay nói cách khác là đổi chiều của Rotor.
Bài viết có sử dụng một số hình ảnh của Bloger Bùi Thanh Hải.
cảm ơn người viết
Rất hay và dễ hiểu
nói cụ thể hơn về cách đo D1và D5
xin đề nghị giải thích các ký tự chi trên mạch điên :COM, LO,….Xin cảm ơn
Qúa tốt